CÙNG NHÌN LẠI TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
Chưa một đất nước nào như đất nước VN, 21 thế kỉ thì có tới 17 thế kỉ gồng mình lên chống trả giặc ngoại xâm. Biết bao nhiêu đau thương để đổi lấy nền độc lập tự do của đất nước.
Ngày ấy, đất nước ta bao giờ cũng phải sang TQ để cống nạp những thứ gì ngon nhất, đẹp nhất, những sản vật tốt nhất. Thậm chí là những người thợ tài hoa của đất nước thời phong kiến cũng phải sang TQ để cống nạp. Thời đại vua Lê và chúa Trịnh 1638 đất nc ta cử 1 sứ thần sang để cống nạp. Vua Sùng Trinh Minh Nhị nhìn thấy xứ thần nc Nam nhỏ bé như vậy ra câu đố rằng: Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh). Câu đối này mang hàm ý hống hách nhắc lại việc xưa, khi tướng nhà Hán là Mã Viện đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng một chiếc cột đồng, rồi khắc lên đó mấy chữ: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt". Ý vua nhà Minh muốn nói trong vế đối này là nếu chiếc cột đồng này mà gãy thì quân phương Bắc sẽ kéo sang tiêu diệt đất Giao Chỉ (giặc phương Bắc vẫn thường gọi nước ta như thế).
Trước thái độ ngạo mạn và xúc phạm quốc thể nước ta, sứ thần Giang Văn Minh đã thẳng thắn đối lại rằng: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng. Vế đối lại có nghĩa là sông Đằng (Bạch Đằng giang) từ xưa máu vẫn còn đỏ. Về mặt chính trị thì câu đối như một cái tát thẳng vào mặt vua nhà Minh là Tư Tông (Sùng Trinh) và cả triều đình nhà Minh khi đó.
Hơn nữa, nhắc đến sông Bạch Đằng, tức là sứ thần Giang Văn Minh đã một lần nữa nhắc cho vua quan nhà Minh nhớ đến thất bại thảm hại của quân Nam Hán vào năm 938, quân Tống vào năm 981 và quân Nguyên vào năm 1288. Đó là những lần bại trận của quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng khiến máu nhuộm đỏ nước.
Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam, vua quan nhà Minh đã hèn hạ làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao. Đó là hạ lệnh giết sứ giả. Khi ấy, một viên quan đại thần của nhà Minh đã giận dữ điên cuồng nói: Mổ bụng bọn sứ thần An Nam để xem chúng to gan lớn mật đến đâu. Sau phút nóng giận mất khôn, vua nhà Minh là Sùng Trinh ngẫm lại thấy kính nể khí khái của sứ thần Giang Văn Minh nên đã cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho đưa quan tài ông về nước.
Trước thái độ ngạo mạn và xúc phạm quốc thể nước ta, sứ thần Giang Văn Minh đã thẳng thắn đối lại rằng: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng. Vế đối lại có nghĩa là sông Đằng (Bạch Đằng giang) từ xưa máu vẫn còn đỏ. Về mặt chính trị thì câu đối như một cái tát thẳng vào mặt vua nhà Minh là Tư Tông (Sùng Trinh) và cả triều đình nhà Minh khi đó.
Hơn nữa, nhắc đến sông Bạch Đằng, tức là sứ thần Giang Văn Minh đã một lần nữa nhắc cho vua quan nhà Minh nhớ đến thất bại thảm hại của quân Nam Hán vào năm 938, quân Tống vào năm 981 và quân Nguyên vào năm 1288. Đó là những lần bại trận của quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng khiến máu nhuộm đỏ nước.
Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam, vua quan nhà Minh đã hèn hạ làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao. Đó là hạ lệnh giết sứ giả. Khi ấy, một viên quan đại thần của nhà Minh đã giận dữ điên cuồng nói: Mổ bụng bọn sứ thần An Nam để xem chúng to gan lớn mật đến đâu. Sau phút nóng giận mất khôn, vua nhà Minh là Sùng Trinh ngẫm lại thấy kính nể khí khái của sứ thần Giang Văn Minh nên đã cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho đưa quan tài ông về nước.
Nói về Đức Vương Ngô Quyền: Ông là người có công lao lớn nhất, là người đầu tiên mở ra các triều đại sau này. Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại. Nghe tin bố vợ bị ám hại Ngô Quyền đùng đùng nổi giận đem quân từ Ái Châu ngược thẳng về phía bắc đi đến đâu ông cũng tập hợp tất cả những người yêu nước, ông tiến lên kinh thành Đại La giết Kiều Công Tiễn tức là nội ứng. Ngoại ứng là sao: Kiều Công Tiễn cầu nhà Nam Hán, (bố là Lư Cung, con là Hoằng Tháo) đã tận dụng cơ hội này, cho quân của mình xâm lược nước ta lần thứ hai.
Sau khi Ngô Quyền nắm quyền kiểm soát đất nước, quân Nam Hán muốn xâm lược để tái lập ách đô hộ.
Vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy thủy quân tiến vào nước ta qua cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền nhận thấy địa hình sông Bạch Đằng thuận lợi cho việc bày trận mai phục. Ông cho đóng nhiều cọc gỗ nhọn dưới lòng sông, đầu cọc bịt sắt, sắp xếp theo hướng chặn luồng di chuyển của thuyền địch. Lựa thời điểm triều lên, quân ta cho thuyền nhỏ dụ địch tiến sâu vào trận địa cọc.
Khi thủy triều rút, các chiến thuyền Nam Hán mắc kẹt vào bãi cọc và không thể xoay trở. Ngô Quyền dẫn quân tấn công quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ đội hình quân địch. Hoằng Tháo bị giết trong trận.
Quân Nam Hán thảm bại, vua Nam Hán không dám mưu đồ xâm lược lần nữa. Trận thắng khẳng định nền độc lập của dân tộc, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Trận Bạch Đằng là minh chứng cho tài trí quân sự kiệt xuất của Ngô Quyền, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
“Giặc Hán tham tàn ảo vọng ngông
Hoằng Tháo tưởng dễ diệt dân Hồng
Đem tài trí mọn treo đầu đẳng
Bạt vía mạng hèn bỏ đáy sông
Thuở trước Ngô Quyền vung kiếm thép
Ngày sau Quốc Tuấn trỏ gươm đồng
Lừng danh đất Việt trang hùng sử
Sóng vỗ Bạch Đằng sáng cõi đông !”.
.jpg) .jpg) .jpg) .jpg) 
|