UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 4,184,738 (Hôm nay: 794 online: 16) Toàn huyện: 190,232,970 (Hôm nay: 2,942 online: 266) Đăng nhập

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC

Hiệp Lực, ngày 28.08.2023

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, sáng thứ bẩy ngày 16/09/ 2023, trường Tiểu học Hiệp Lực đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường với chuyên đề “Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học”với mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học thông qua việc tích hợp Một số phương pháp dạy học tích cực .

Về dự và chỉ đạo chuyên đề có Đồng chí Bùi Thị Thu Hiền – Hiệu Trưởng nhà trường, đồng chí Hà Văn Quyết – Phó Hiệu trưởng, cùng toàn thể các đồng chí giáo viên trong nhà trường.

Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú của các em học sinh.

 

Thông qua chuyên đề, Đồng chí Nguyễn Thị Thủy cùng các em học sinh lớp 4 B đã mang đến 1 tiết dạy vận dụng kĩ thuật tích cực vào dạy học, học thông qua chơi và sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép, bản đồ tư duy  thật hiệu quả. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của cô Nguyễn Thị Thủy, các em học sinh đã tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được.

Phương pháp dạy học (PPDH) là cách thức giáo viên truyền đạt kiến thức và cảm hứng học tập cho học sinh.

Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp:  "Dạy học  phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh".

PPDH tích cực  hướng tới nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, tích cực hóa hoạt động của người học.

Chú ý là phương pháp này tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải người dạy thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực.

Nói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.